Mỹ Sơn – trung tâm kiến trúc của vương quốc Chăm Pa

Mỹ Sơn – trung tâm kiến trúc của vương quốc Chăm Pa

06/10/2010

Bình luận (0)

Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 70km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10km về phía tây. Nằm trong một thung lũng kín đáo, Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo và được coi là một trung tâm kiến trúc quan trọng của vương quốc Chăm pa cổ. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – ðấng bảo hộ của các vua Chămpa.

Từ khoảng thế kỷ thứ 4 vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền bằng gỗ để dâng cúng vua thần Siva – Bhadravarman. Hơn hai thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu huỷ trong một trận hỏa hoạn lớn.

Tiếp đó, vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4. Vị thần này kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc của người Chăm sau này.

 

 

Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Đầu thế kỷ 20 này, 2 nhà nghiên cứu của Viễn Đông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.

Từ đó, bức màn lịch sử của nhiều triều đại và khu thánh địa, khu kiến trúc quan trọng của Chăm pa từ cuối thế kỷ 4 đến thế kỷ 15 dần được vén mở. Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Ðền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất.

Được xây dựng trong một thời gian dài của lịch sử nên mỗi đền tháp có một phong cách kiến trúc riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử… động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người.

Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ 7 đến thế kỷ 8; phong cách Hoà Lai thế kỷ 8 đến thế kỷ thứ 9; phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ 9; phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; phong cách Bình Ðịnh…

Trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới 24m, có 2 cửa ra vào phía Ðông và phía Tây. Thân tháp cao, thanh tú với một hệ thống cột ốp. Xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2 tầng toả ra như cánh sen. Tầng trên, chóp đá sa thạch được chạm hình voi, sư tử, tầng dưới, mặt tường là hình những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thuỷ quái. Nhưng ngôi tháp giá trị này đã bị không lực Mỹ huỷ hoại trong chiến tranh, năm 1969. Sau khi phát hiện ra khu tháp cổ Mỹ Sơn, nhiều hiện vật tiêu biểu trong đó đặc biệt là những tượng vũ nữ, các thần linh thờ phượng của dân tộc Chăm, những con vật thờ cũng như những cảnh sinh hoạt cộng đồng đã được đưa về thành phố Ðà Nẵng đặt tại bảo tàng kiến trúc Chàm. Tuy không phải là nhiều, nhưng những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, nó có giá trị văn hoá của một dân tộc, nhưng hơn thế nữa, nó là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những dân tộc trong cộng đồng Việt Nam giàu truyền thống văn hoá.

Ngày nay, đây là một điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam và là niềm tự hào của dân tộc Chăm cũng như Việt Nam nói chung.

 

 

 

27 người bình chọn địa danh này

bình chọn bài này

Các tin khác

  • Nhà cổ Tấn Ký và kiến trúc đặc trưng của phố cổ Hội An
  • Phước Kiều, làng nghề hơn 200 tuổi
  • Đến Bàn Thạch, khám phá nghề làm chiếu truyền thống
  • Chiên Đàn với phong cách tháp Chăm truyền thống
  • Tháp Khương Mỹ và khu đền thờ thần Visnu
  • Bằng An và kiến trúc tháp Chăm cổ
  • Tráng lệ Hội quán Phước Kiến
  • Chùa Phước Lâm, cổ kính nét Á Đông
  • Chùa Ông và những bức tượng tinh xảo
  • Chùa Chúc Thánh và kiến trúc Việt Nam, Trung Hoa tổng hợp

Ý kiến của bạn




Reload Image