Khám phá du lịch ››
Điện Biên
››
Ẩm thực
››
Rượu Mông Pê, hương vị hoang dã của núi rừng
Rượu Mông Pê, hương vị hoang dã của núi rừng
11/10/2010
Ở Điện Biên hầu như ai cũng biết câu nói “Rượu Mông Pê, dê Tủa Chùa”, là bởi vì Tủa Chùa nổi tiếng với loại rượu Mông Pê có hương vị nồng nàn, hoang dã của núi rừng cùng những đàn dê cho săn chắc, thơm ngon.
Người Mông sinh sống nhiều ở các địa phương khác nhau, nhưng chỉ có người Mông ở Tủa Chùa, Điện Biên mới có thể sản xuất được rượu Mông Pê. Tủa Chùa được xem là một “tiểu Hà Giang” với 70% diện tích đất tự nhiên là núi đá vôi và 90% dân số là người Mông. Người dân nơi đây rất hiếu khách, không biết quen hay lạ, họ đều mang rượu Mông Pê ra mời.
Rượu Mông Pê có màu vàng như mật ong, có hương vị đặc trưng của ngô được trồng trên đá hòa trộn với mùi hương của cây lá, núi rừng. Ngay khi nhấc ngụm rượu, du khách sẽ cảm nhận được ngay hương vị hoang dã của núi rừng bởi Mông Pê có nồng độ cao, uống bốc, nhanh say, nhưng vẫn cho người uống một cảm giác dịu êm.
Để có được thứ rượu thơm ngon này là cả một quy trình công phu, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, ngô, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền.
Rượu Mông Pê được nấu từ những hạt ngô nếp đầu mùa, hạt đều tăm tắp. Điều đáng nói là nấu cơm ngô không theo cách thông thường mà sử dụng phương pháp hấp cách thủy, thời gian hấp khoảng chừng 5 đến 6 giờ trên bếp củi. Khi hạt ngô nở, người ta tải ngô trên những chiếc nong, nia hoặc lá chuối, lá cây để cho nguội mới rắc men. Men được làm từ loại thảo dược của núi rừng, có tác dụng phòng chống lạnh, trừ cảm, làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp… Có lẽ vì thế nên dù uống bao nhiêu rượu cũng không có cảm giác đau đầu.
Bí quyết làm men rượu chỉ được truyền cho con gái. Việc ủ rượu cũng không giống so với việc nấu rượu thủ công ở những nơi khác. Dụng cụ ủ không phải là vại, chum mà ủ trong các hố dưới lòng đất. Chiếc hố ủ rượu sâu khoảng 0,5 – 0,8m, được nện chặt, lót lá chuối xung quanh, sau khi đổ nguyên liệu vào lót thêm một lớp lá chuối trên cùng và phủ đất lên. Đúng quy trình rượu phải được ủ ít nhất là 100 ngày mới được đem ra nấu. Và nếu ủ càng lâu, rượu nấu sẽ càng ngon.
Nước để chưng cất rượu Mông Pê cũng là thứ nước không thể lấy từ sông và suối hay từ giếng khơi mà phải là thứ nước được các cô gái Mông kiên nhẫn hứng từng giọt từ những khe trên núi đá. Để đủ nước nấu một mẻ rượu có khi phải hứng nước cả ngày. Rượu nấu trong nồi lớn, dụng cụ chưng cất toàn bằng tre nứa gỗ, không dùng đồ kim loại. Có lẽ vì sự cầu kỳ ấy nên rượu Mông Pê luôn giữ được hương vị đặc trưng của nó.
Đến Tủa Chùa, Điện Biên, không tiết trời se lạnh của mùa xuân, trong không khí tưng bừng của lễ hội, với âm hưởng da diết của tiếng khèn, được thưởng thức món canh đắng, thịt lợn muối, bát thắng cố nóng hổi và uống những bát rượu Mông Pê sóng sánh, nồng nàn; du khách sẽ tình cảm của mình dành cho thiên nhiên và con người nơi đây càng thêm dạt dào, thắm đượm.
1
1 người bình chọn
Hãy bình chọn nếu bạn thấy bài viết này hay
Bình chọn
Các tin khác
Dẻo thơm gạo tám Điện Biên
Tết Điện Biên, dịu dàng hương bánh dày
Điện Biên
Diện tích: 9.562,9 km²
Dân số: 491 046 người (1/4/2009)
Hình ảnh
1
2
Khí hậu tỉnh là khí hậu nhiệt đới núi cao, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC – 23ºC.
Tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là cụm di tích lịch sử Điện Biên Phủ, với chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954.
Từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, nếu đi đường không, chỉ sau một giờ bay, bạn đã có mặt ở Điện Biên. Nếu đi theo đường bộ, bạn sẽ đi hàng trăm ki lô mét đường đèo dốc và nhất thiết phải vượt đèo Pha Đin dài 32km. Với độ cao trên 1.000m, khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, lại nhiều “cua tay áo” hiểm trở. Vượt đèo Pha Đin là cuộc hành trình lý thú cho du khách trên vùng núi non hùng vĩ.
Danh lam
- Chiến trường Điện Biên – ngày ấy, bây giờ
- Đồi A1 – cứ điểm quan trọng bậc nhất của Pháp tại Điện Biên
- Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ
Hoạt động
- Lễ hội tưởng nhớ lãnh tụ nông dân Hoàng Công Chất
- Lễ cúng bản – văn hóa truyền thống của dân tộc Cống
Ẩm thực
- Dẻo thơm gạo tám Điện Biên
- Rượu Mông Pê, hương vị hoang dã của núi rừng
- Tết Điện Biên, dịu dàng hương bánh dày