Khám phá du lịch ››
Thành phố Cần Thơ
››
Danh lam
››
Nhà cổ Bình Thủy – nơi giao lưu giữa văn hóa Pháp và Nam Bộ
Nhà cổ Bình Thủy – nơi giao lưu giữa văn hóa Pháp và Nam Bộ
30/09/2010
Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thuỷ, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ; nhà cổ Bình Thủy là ngôi nhà năm gian hai mái, được gia đình họ Dương xây vào năm 1870. Ngôi nhà có kiến trúc kiểu Pháp nhưng những đồ dùng trong nhà lại mang nét đặc trưng của văn hóa Nam Bộ.
Kiến trúc của ngôi nhà là kiến trúc kiếu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn, mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thông thoáng. Mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi… Nền nhà được lát bằng gạch bông hoa hồng đỏ – đen. Toàn bộ số gạch này cùng hàng rào sắt bảo vệ ngôi nhà được đặt và trở từ Pháp sang. Ðây là mẫu nhà cổ hiếm hoi còn sót lại khá nguyên vẹn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu đời sống sinh hoạt, văn hoá cũng như tiến trình phát triển dưới tác động khác nhau lúc giao thời giữa hai thế kỷ của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.
Ngôi nhà có diện tích vườn khá rộng, chiếm hơn 6.000/8.000m² toàn khuôn viên, rộng bề ngang nhưng không sâu. Hầu hết tiền sảnh dùng để tiếp khách mà không chia thành các phòng nhỏ, có hai cửa hậu thông ra phía sau, sân rộng lát gạch Tầu có đủ hòn non bộ, chậu kiểng, cổng tam quan, khu nuôi thú…
Nét độc đáo của kiến trúc nhà cổ Bình Thủy là được xử lý chống mối và giữ độ lạnh trong nhà bằng phương thức đặc biệt. Đó là rải đều dưới nền hơn 10cm muối hột, không dùng xi măng để xây mà dùng keo o dước. Toàn bộ hệ thống vì kèo bao lơn cùng 16 cây cột lớn đường kính 180cm – cao từ 4m đến 6m được nối kết không phải bằng đinh mà bằng mộng – ngoàm; luật đối xứng có âm có dương, có tả có hữu, có trước có sau được gia chủ đặc biệt chú ý. Giữa tiền sảnh, nơi trang trọng nhất dùng để bàn thờ, khán thờ tổ tiên ông bà cùng cặp liễn nên nhũ chữ nổi, sau đó là giường thờ, tủ chè, sập gụ, trường kỷ, cặp thành vọng cao hơn 3m…
Tuy ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, nhưng các vật dụng trong nhà như giường, tủ, sập gụ, trường kỳ… đều do tay các nghệ nhân khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam tạo ra với kích thước lớn bằng gỗ quý được phủ sơn son thiếp vàng hoặc cần xà cừ, chạm khắc rất tinh tế theo chủ đề sinh hoạt sông nước miền Tây Nam Bộ hoặc: Tam Ða – Tứ Quý, Mai – Lan – Cúc – Trúc, Phúc – Lộc – Thọ, Long – Lân – Quy – Phượng… Điều này tạo cho ngôi nhà cổ một nét độc đáo riêng. Đó là nơi giao thoa giữa văn hóa Pháp và văn hóa Nam Bộ.
Ngoài ra, ngôi nhà cổ còn chứa trong nó một “kho đồ cổ” quý giá được gìn giữ từ bao đời nay như hai bộ bàn ghế xuất xứ từ Vân Nam – Trung Quốc, mặt bàn bằng đá cẩm thạch, vân xanh, đường kính 1,5m, dầy hơn 6cm, bộ xa lông kiểu Pháp đời Louis 15 mặt bàn bằng đá cẩm thạch sắc xanh, chùm đèn bạch đăng TK18, cặp đèn treo TK19…
Trải trên thế kỷ ngôi nhà vẫn sừng sững giữa vùng trời đất “địa linh nhân kiệt” cổ nhân Cần Thơ: Long Tuyền – Bình Thuỷ. Ðến nay, ngôi nhà vẫn luôn làm nao lòng biết bao du khách thăm quan: tuổi trẻ như thấy được tiền nhân, tuổi già hoài niệm được quá khứ, kẻ tha phương xa xứ thấy được tiếng vọng của gốc rễ cội nguồn, bè bạn xa thêm hiểu được lịch sử, văn hoá dân tộc.
Cảnh vật đó cùng chất nghệ sỹ và tấm lòng phóng khoáng cởi mở hiếu khách “rặt” Nam Bộ cũng như sự hiểu biết thông tỏ miệt đất này của chủ nhân mà ngôi nhà đã trở thành một địa điểm du lịch văn hoá quen thuộc đón tiếp hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước đến thăm mỗi năm. Chủ nhân nhà cổ Bình Thuỷ hiện nay là ông Dương Minh Hiển một cựu chiến binh đã ngoài 60 tuổi. Nhà cổ Bình Thuỷ cũng là nơi có duyên với “nghệ thuật thứ bẩy” nhất bởi đã lọt vào khuôn hình của hàng chục bộ phim trong nước và bộ phim nổi tiếng “Người tình” của đạo diễn Pháp JJ.Annaud cũng được quay hơn một tuần ở đây. Vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà đã khiến ông đạo diễn khó tính này thật sự sừng sốt và khẳng định chính ngoại cảnh nội thất của ngôi nhà sẽ nâng thêm giá trị cho bộ phim. Sau này, đạo diễn JJ.Annaud tâm sự: những ngày ở tại nhà cổ Bình Thuỷ là ngày rất đẹp trong cuộc đời làm phim của ông.
0
0 người bình chọn
Hãy bình chọn nếu bạn thấy bài viết này hay
Bình chọn
Các tin khác
Tấp nập Ninh Kiều
La đà cánh cò trong vườn Bằng Lăng
Miệt vườn – loại hình du lịch đặc trưng ở cần thơ và nam bộ
Ấn tượng chợ nổi Cái Răng
Bình Thủy với kiến trúc tiêu biểu của đình Nam Bộ
Chùa Ông – nơi sinh hoạt văn hóa của người Hoa
Chùa Nam Nhã và phong trào Đông Du ở Tây Nam Bộ
Thành phố Cần Thơ
Diện tích: 1.401,6 km²
Dân số: 1.187.089 người (1/4/2009)
Hình ảnh
1
2
Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh là 27ºC.
Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, Cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi: lợn, gà, vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc, 33.000 kw); kỹ thuật điện, điện tử, hoá chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản… là thế mạnh của tỉnh.
Địa danh Cần Thơ có xuất xứ từ tên “cầm thi giang” (sông thơ, đàn) cho thấy đây là vùng văn hoá sông nước. Con sông gắn liền với mọi hoạt động kinh tế, văn hoá cư dân. Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng là “đường phố”, nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô. Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa. Cần Thơ nổi tiếng với bến Ninh Kiều, vườn cò Bằng Lăng.
Tp. Cần Thơ tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học – công nghệ. Đã từ lâu, nơi đây là trung tâm kinh tế – văn hoá của các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Danh lam
- Tấp nập Ninh Kiều
- Ấn tượng chợ nổi Cái Răng
- Nhà cổ Bình Thủy – nơi giao lưu giữa văn hóa Pháp và Nam Bộ
Hoạt động
- Bình Thủy – lễ hội đặc trưng của cư dân nông nghiệp
Ẩm thực
- Thơm giòn bánh cống Cần Thơ
- Cháo cá lóc rau đắng – món ăn hương đồng gió nội
- Chè bưởi, hương vị của miệt vườn Nam Bộ